Giới thiệu
Green Design., JSC (Công ty Cổ phần Tư vấn THIẾT KẾ XANH) được thành lập với đội ngũ các kiến trúc sư và kỹ sư có hơn 10 năm kinh nghiệm tốt nghiệp từ các trường Đại học nổi tiếng tại Anh, Pháp, Hàn Quốc, Việt Nam.
Green Design., JSC hoạt động chính trong các lĩnh vực Tư vấn đầu tư - Thi công - Thiết kế Kiến trúc - Quy hoạch - Nội thất - Cảnh quan.
Chúng tôi mong muốn tạo nên những công trình bền vững, tiện nghi và đạt hiệu quả về năng lượng nhằm đáp ứng lợi ích cao nhất cho khách hàng.
Xây dựng và bảo vệ môi trường sống tươi khỏe cho con người luôn là tiêu chí phát triển bền vững của Green Design., JSC.
Phạm vi dịch vụ cung cấp
Green Design., JSC đảm bảo rằng các dịch vụ mà công ty cung cấp đều có chất lượng tốt nhất về mọi phương diện, đáp ứng yêu cầu của Chủ đầu tư, phù hợp với luật pháp và tiêu chuẩn Việt Nam cũng như tiêu chuẩn quốc tế.
Phạm vi công việc gồm các dịch vụ dưới đây :
1. Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư.
2. Lập dự án đầu tư.
3. Thiết kế phương án quy hoạch tổng mặt bằng.
4. Thiết kế phương án sơ bộ kiến trúc.
5. Thiết kế cơ sở.
6. Lập bảng khái toán.
7. Trình duyệt các cơ quan ban ngành :
- Thoả thuận quy hoạch tổng mặt bằng.
- Thỏa thuận môi trường.
- Thỏa thuận PCCC.
- Thỏa thuận tổng chiều cao của công trình.
- Thỏa thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật.
- Thẩm định thiết kế cơ sở.
- Cấp phép xây dựng.
8. Thiết kế kỹ thuật thi công : kiến trúc, nội thất, kết cấu, cơ điện.
9. Lập bảng dự toán chi tiết.
10. Giám sát tác giả.
Phần dưới đây mô tả tóm tắt các điểm chính mà Green Design sẽ đảm nhiệm trong việc thực hiện các dịch vu.
I. Thiết kế phương án quy hoạch tổng mặt bằng, phương án sơ bộ kiến trúc.
Tư vấn sẽ chuẩn bị các phác thảo phương án kiến trúc, các bản vẽ bao gồm nhiều chọn lựa khác nhau về mặt bằng công trình và phối cảnh toàn bộ. Thiết kế phương án kiến trúc xét đến những thông số sau :
- Xác định yêu cầu thiết kế tổng quát của Chủ đầu tư.
- Bản vẽ phân tích hiện trạng.
- Bản vẽ phân tích hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của dụ án.
- Bố trí tổng mặt bằng công trình.
- Bố cục mặt bằng sao cho tận dụng tối đa công năng sử dụng.
- Hình khối kiến trúc thật hiện đại và hài hòa với kiến trúc khu vực lân cận công trình.
- Mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao của công trình phù hợp với các thông tin quy hoạc đã cho.
- Những yêu cầu về cầu thang bộ, thang máy và thang thoát hiểm.
- Vị trí các dịch vụ cơ điện, kể cả khu vực phía sau tòa nhà.
- Mặt bằng tầng hầm.
- Mặt bằng tầng điển hình.
- Phân khu chức năng.
- Phân tích góc nhìn.
- Các mặt cắt chính, mặt đứng chính của công trình.
- Kết nối giao thông.
- Phối cảnh công trình bao gồm các đề nghị vật liệu hoàn thiện cho công trình (vật tư, màu sắc).
- Phối hợp với các tư vấn khác (kết cấu, M&E).
Trong giai đoạn này, Tư vấn sẽ thiết kế các phương án để Chủ đầu tư có thể lựa chọn ra một phương án tối ưu nhất.
II. Thiết kế cơ sở.
Khi Chủ đầu tư phê duyệt mặt bằng thiết kế phương án sơ bộ, Tư vấn sẽ bắt đầu giai đoạn triển khai thiết kế như sau:
2.1 Thiết kế kiến trúc:
- Trong các phương án thiết kế sơ bộ, Chủ đầu tư chọn ra một phương án tối ưu nhất và từ phương án chọn, Đơn vị tư vấn thiết kế sẽ triển khai thiết kế.
- Triển khai thiết kế công trình bao gồm hoàn chỉnh các mặt bằng công trình, phối cảnh và chọn lựa vật liệu hoàn thiện cho phù hợp với nguồn vốn đầu tư.
- Lập bản vẽ thiết kế cơ sở.
- Lập thuyết minh thiết kế cơ sở phần kiến trúc.
- Lập bảng khái toán.
2.2 Thiết kế kết cấu:
- Phối hợp với kiến trúc, M&E trong việc thống nhất giải pháp thiết kế của công trình.
- Lập tài liệu nhiệm vụ khảo sát địa chất công trình.
- Nghiên cứu tài liệu khảo sát địa chất, địa hình công trình để nắm vững đặc điểm của nền đất nơi xây dựng công trình.
- Nghiên cứu phương án thiết kế kiến trúc để hiểu ý đồ kiến trúc là cơ sở cho triển khai kết cấu.
- Cung cấp cho chủ trì kiến trúc các giải pháp kết cấu sơ bộ để bộ phận kiến trúc quyết định lưới cột, khẩu độ, chiều cao tầng …
- Góp ý với chủ trì kiến trúc để điều chỉnh thiết kế trong trường hợp giải pháp kiến trúc quá bất lợi cho kết cấu công trình (nếu có).
- Cung cấp cho chủ trì kiến trúc các thông tin sơ bộ về kích thước các cấu kiện kết cấu như: kích thước cột, dầm, chiều dày vách, chiều dày sàn, tường tầng hầm …
- Lập mô hình tính toán sơ bộ để tính toán và phân tích công trình.
- Lập báo cáo tiền thiết kế phân tích các giải pháp kết cấu & đề xuất chọn lựa.
- Lập hồ sơ thiết kế cơ sở phần kết cấu bao gồm các bản vẽ thể hiện giải pháp móng, chi tiết móng, giải pháp kết cấu phần thân gồm mặt bằng dầm sàn thể hiện kích thước đà sàn, chiều dày sàn, kích thước cột, vách.
- Lập thuyết minh thiết kế cơ sở phần kết cấu.
2.3 Thiết kế cơ-điện:
Các hoạt động sau đây được đề xuất thực hiện :
a) Thiết kế sơ bộ.
- Chuẩn bị và trình bày các giải pháp cơ sở ý tưởng của các hệ thống kỹ thuật cơ–điện.
- Báo cáo thiết kế cơ sở ý tưởng vá các minh hoạ đồ hoạ các hệ thống kỹ thuật cơ-điện.
- Đưa ra các yêu cầu vê cơ sở hạ tầng.
- Các bố trí kiến trúc sử dụng diện tích gần đúng và các yêu cầu kích thước của các hệ thống.
- Phạm vi công việc được định nghĩa và phân chia chính xác hơn.
- Tiến độ được điều chỉnh có xem xét về mặt thiết kế.
- Làm rõ các tiêu chuẩn được sử dụng.
- Đưa ra cách trao đổi thông tin khi thực hiện dự án, chuẩn bị và thực hiện kế hoạch chất lượng để thực hiện thiết kế.
- Báo cáo an toàn cháy nổ sơ bộ.
- Báo cáo hệ thống thang máy sơ bộ.
b) Thiết kế cơ sở.
Dựa trên sự tư vấn về lợi ích và hạn chế, các chi phí liên quan ước tính, Chủ đầu tư sẽ ra quyết định về các hệ thống tương quan được sử dụng trong dự án. Những quyết định này cần có để kết thúc giai đoạn thiết kế cơ sở và kết hợp về không gian, diện tích trong giai đoạn kế tiếp.
Các loại hệ thống sẽ được yêu cầu và công suất dự kiến của những hệ thống này sẽ được chuẩn bị bao gồm các hoạt động sau :
- Chuẩn bị và trình bày nguyên cơ sở của các hệ thống kỹ thuật cơ–điện.
- Báo cáo thiết kế nguyên lý cơ sở và đưa ra các yêu cầu không gian cho các hệ thống kỹ thuật M&E, bao gồm địa điểm, kích thước của phòng máy, các thiết bị chính, đường ống chính, và các tuyến hệ thống.
- Phân tích chức năng và tính kinh tế của hệ thống và đề nghị các biện pháp tiết kiệm năng lượng và chi phí.
- Cung cấp các loại và khái niệm chất lượng vật liệu, thiết bị và hệ thống. Xác định những thay đổi cần thiết đối với các hệ thống của công trình.
- Tính toán tải trọng sơ bộ.
- Nguyên lý cơ sở hệ thống.
- Mô tả hệ thống.
- Chuẩn bị ngân sách chi tiết.
- Thu thập và lựa chọn các tiêu chuẩn phù hợp.
- Phối hợp với các tư vấn khác (kết cấu, M&E).
- Lập thuyết minh Thiết kế cơ sở phần M&E.
Đặc biệt sẽ tiếp xúc với các cơ quan sau đây để nắm bắt được các nhu cầu tại khu vực địa phương.
- Họp với cơ quan nhà nước thẩm quyền như điện lực (EVN), công ty cấp thoát nước, công an PCCC và các cơ quan an toàn (nếu có).
- Liên lạc với các nhà cung cấp dịch vụ : công ty cấp nước, bưu điện, truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, nhà cung cấp khí đốt …
III. Trình duyệt các cơ quan ban ngành :
Thoả thuận quy hoạch tổng mặt bằng, Thỏa thuận môi trường, thỏa thuận PCCC, thoả thuận tổng chiều cao của công trình, xin thẩm định thiết kế cơ sở, xin cấp phép xây dựng.
Kết thúc giai đoạn thiết kế cơ sở, Đơn vị tư vấn phối hợp với Chủ đầu tư lập các thủ tục hành chính để trình nộp các cơ quan ban ngành : “Thoả thuận quy hoạch tổng mặt bằng, Thỏa thuận môi trường tại Sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố, xin Thỏa thuận PCCC tại Sở Cảnh Sát PC&CC TP. HCM, xin thoả thuận tổng chiều cao của công trình tại Cục tác chiến, Thoả thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật, sau đó xin Thẩm định thiết kế cơ sở và cấp phép xây dựng tại Sở Xây Dựng thành phố”.
IV. Thiết kế kỹ thuật : kiến trúc, nội thất, kết cấu, cơ điện.
4.1 Thiết kế kiến trúc:
Các hoạt động sau đây được đề xuất thực hiện :
- Phối hợp và hoàn thiện mặt bằng hiện trạng.
- Phân bố giao thông / Lưu lượng người đi bộ / Khu đỗ xe.
- Phối hợp và Hoàn thiện Mặt bằng tầng tỉ lệ 1:100 hoặc 1:200. Mức độ chi tiết trong giai đoạn này sẽ bao gồm toàn bộ kích thước, khung kết cấu, cao độ tầng hoàn thiện, cao độ trần hoàn thiện, tên các phòng và chỉ dẫn bao gồm cả tất cả các cao độ các tầng hầm.
- Tất cả các bề mặt chi tiết hoàn thiện của tường, nền, trần, …
- Thiết kế nội thất các không gian chính, sảnh chính, căn hộ…
- Vật liệu hoàn thiện nội thất, ngoại thất.
- Bảng thống kê diện tích.
- Thuyết minh tiêu chí kỹ thuật.
- Thực hiện chi tiết công tác chống thấm cho công trình.
- Thang máy bên trong và các mặt cắt chi tiết.
- Mặt bằng nhà bếp, phòng tắm, ban công và sân thượng, bao gồm cả tủ, trang thiết bị, …
- Bảng liệt kê cửa đi và cửa sổ.
- Cảnh quan chi tiết bao gồm việc chọn cây cối, bề mặt hòan tất và thiết kế hệ thống tưới tiêu.
- Cung cấp các mẫu hoàn thiện bổ sung để Chủ đầu tư xem xét và hỗ trợ Chủ đầu tư trong việc chọn vật liệu hòan thành bề mặt.
- Chi tiết lắp kính bên ngoài và tường mặt tiền.
- Phối hợp với các tư vấn thiết kế khác.
4.2. Thiết kế kết cấu:
a) Phân tích, tính toán kết cấu phần thân và nền móng.
- Phối hợp với các tư vấn thiết kế khác.
- Lập mô hình tính kết cấu bằng các chương trình tính chuyên ngành xét tới tất cả các tải trọng tác động vào công trình: tải đứng, gió, áp lực đất, động đất …
- Tính toán & phân tích nội lực cho tất cả các cấu kiện: cột, vách, dầm, sàn.
- Tính toán cốt thép cho tất cả các cấu kiện kết cấu.
- Tính toán phản lực chân cột, vách là cơ sở để thiết kế móng.
- Tính toán & lựa chọn giải pháp móng.
- Tính toán & lựa chọn giải pháp tường tầng hầm, giải pháp bảo vệ & chống giữ hố đào khi thi công phần ngầm.
b) Triển khai thiết kế.
- Triển khai các bản vẽ mặt bằng & chi tiết kết cấu gồm cọc, đài cọc, tầng hầm hầm, đà, cột, vách, cầu thang, hồ nước, bể tự hoại, ramp dốc, lintel.
- Triển khai chi tiết các bản vẽ kết cấu sàn.
- Triển khai các bản vẽ ghi chú chung qui định cấu tạo kết cấu của công trình.
- Phối hợp chặt chẽ với chủ trì kiến trúc và M&E để cập nhật các yêu cầu về lỗ mở, ống chờ, tiết diện kết cấu từ M&E.
- Thống kê cốt thép cho tất cả các cấu kiện kết cấu.
c) Thuyết minh tính toán.
- Triển khai các bản vẽ mặt bằng & chi tiết kết cấu gồm cọc, đài cọc, tầng hầm hầm, đà, cột, vách, cầu thang, hồ nước, bể tự hoại, ramp dốc, lintel.
- Lập thuyết minh tính toán kết cấu công trình trình bày rõ:
- Nguyên lý, phương pháp và mô hình tính
- Các dữ liệu đầu vào: kích thước hình học của các cấu kiện, thông số vật liệu beton, thép; thông số tải trọng: tĩnh tải, hoạt tải, gió, động đất, áp lực đất …
- Các kết quả đầu ra: nội lực của các cấu kiện, chuyển vị
- Kết quả tính toán chi tiết.
d) Lập yêu cầu kỹ thuật cho phần kết cấu công trình.
Lập các tài liệu yêu cầu kỹ thuật (specification) cho các công tác thi công kết cấu:
- Nhiệm vụ thử tải cọc.
- Yêu cầu kỹ thuật cho công tác đất & hố đào.
- Yêu cầu kỹ thuật cho công tác thi công beton toàn khối.
- Yêu cầu kỹ thuật cho công tác thi công beton khối lớn.
- Yêu cầu kỹ thuật cho công tác thi công ép cọc (nếu có).
- Yêu cầu kỹ thuật cho công tác thi công sàn dự ứng lực (nếu có).
- Yêu cầu kỹ thuật cho công tác thi công cọc nhồi và tường chắn đất (nếu có).
4.3. Thiết kế cơ điện.
Giai đoạn thiết kế kỹ thuật cơ-điện là giai đoạn phối hợp tương tác, ở đó các yêu cầu của các hệ thống M&E được phối hợp với kiến trúc, kết cấu (ví dụ như các trục thông tầng, phòng máy, cao độ trần…).
Thiết kế bao gồm các hoạt động sau :
- Các hệ thống điện.
- Các hệ thống cơ.
- Các hệ thống cấp thoát nước và chữa cháy.
- Hệ thống thang máy, thang cuốn.
- Cung cấp thêm chi tiết các mặt bằng. Các nguyên lý cơ sở được phát triển thêm và các yêu cầu về không gian riêng biệt cho trục thông tầng, phòng máy, cao độ trần … sẽ được xác định.
- Chuẩn bị các chỉ dẫn kỹ thuật và bảng kê kỹ thuật các hệ thống cơ khí, điện, cấp thoát nhước, chữa cháy, thể hiện các hệ thống được cung cấp.
- Trước khi bắt đầu lập hồ sơ mời thầu hay thông tin sản phẩm, các cuộc họp phối hợp được tiến hành để xác nhận và đảm bảo ý định thiết kế được thông hiểu và phê duyện các tài liệu trước giai đoạn ký hợp đồng thi công.
- Hoàn tất tất cả các yêu cầu về không gian, mặt bằng cho trang thiết bị, các tính toán tải …
- Xác định sau cùng cho tất cả các lỗ xuyên tầng đứng, lỗ xuyên ngang yêu cầu cho các hệ thống cơ, điện, cấp thoát nước, có phối hợp với các nhà tư vấn khác..
- Xác định các xung đột tiềm năng.
- Tiếp tục tiếp xúc với các cơ quan thẩm quyền địa phương và các nhà cung cấp dịch vụ.
- Thoả thuận môi trường, giấy phép phê duyệt phòng cháy chữa cháy sẽ được đệ trình sau giai đoạn thiết kế này.
V. Thiết kế kỹ thuật thi công : kiến trúc, nội thất, kết cấu, cơ điện.
5.1 Thiết kế kiến trúc:
- Phối hợp và Hoàn thiện Mặt bằng tầng tỉ lệ 1:100 hoặc 1:200. Mức độ chi tiết trong giai đoạn này sẽ bao gồm toàn bộ kích thước, khung kết cấu, cao độ tầng hoàn thiện, cao độ trần hoàn thiện, tên các phòng và chỉ dẫn bao gồm cả tất cả các cao độ các tầng hầm.
- Phối hợp và Hoàn thiện các mặt đứng tỉ lệ 1:100 hoặc 1:200. Mức độ chi tiết trong giai đoạn này sẽ bao gồm toàn bộ kích thước, khung kết cấu, các ghi chú chi tiết về vật liệu…
- Phối hợp và hoàn thiện các mặt cắt tỉ lệ 1:100 hoặc 1:200. Mức độ chi tiết trong giai đoạn này sẽ bao gồm toàn bộ kích thước, khung kết cấu, cao độ tầng hoàn thiện, cao độ trần hoàn thiện, tên các phòng và chỉ dẫn.
- Phối hợp và Hoàn thiện các mặt bằng trần tỉ lệ 1:100 hoặc 1:200.
- Phát triển các chi tiết điển hình theo các tỷ lệ khác nhau cho các vị trí bên trong và bên ngoài.
- Hoàn thiện mặt bằng căn hộ đơn lẻ.
- Hoàn thiện Nhà tắm, Phòng giặt là và khu bếp, các mặt đứng và các chi tiết.
- Hoàn thiện mặt đứng bếp và các chi tiết.
- Hoàn thiện Phòng nghỉ và mặt bằng sảnh và khu Công cộng, các mặt đứng và các chi tiết.
- Hoàn thiện Mặt cắt thang bộ và các chi tiết.
- Hoàn thiện Mặt cắt Đường dốc và đường lái xe.
- Chi tiết cửa sổ và thanh chắn nắng.
- Đồ nội thất cố định cho các khu vực Công cộng và căn hộ.
- Xác nhận lựa chọn vật liệu hoàn thiện bên ngoài.
- Vật liệu hoàn thiện nội thất, ngoại thất.
- Bảng thống kê diện tích.
- Bảng liệt kê cửa đi và cửa sổ.
- Cảnh quan chi tiết bao gồm việc chọn cây cối, bề mặt hòan tất và thiết kế hệ thống tưới tiêu.
- Cung cấp các mẫu hoàn thiện bổ sung để Chủ đầu tư xem xét và hỗ trợ Chủ đầu tư trong việc chọn vật liệu hòan thành bề mặt.
- Chi tiết lắp kính bên ngoài và tường mặt tiền.
- Phối hợp với các tư vấn thiết kế khác.
5.2 Thiết kế kết cấu:
- Phối hợp với các tư vấn thiết kế khác.
- Triển khai các bản vẽ chi tiết về móng, công việc này bao gồm sơ đồ cọc, thiết kế cọc đúc tại chỗ tuần hoàn, cọc barette, cọc khoan nhồi, mũ cọc, tường ngầm, móng cho lõi thang máy và bê tông phiến tầng hầm.
- Lập thiết kế chi tiết cho tường lõi.
- Hoàn tất thiết kế chi tiết cột, đà, sàn, mái, ô cầu thang, các hạng mục thép khác …
- Kiểm tra toàn bộ cấu trúc về tải trọng chịu gió, động đất và các tải trọng động khác.
- Dự thảo kế họach và tiêu chí thử nghiệm cọc thử.
5.3 Thiết kế cơ điện:
Giai đoạn thiết kế chi tiết kỹ thuật cơ-điện là giai đoạn trọng điểm khi mà thiết kế các hệ thống kỹ thuật M&E được thành lập tài liệu đầy đủ để các nhà thầu thi công dựa vào đó để đấu thầu.
- Thiết kế các hệ thống và tiêu chuẩn có liên quan, các kinh nghiệm kỹ thuật thực tiễn và các tiêu chuẩn thiết kế đã được phê duyệt.
- Lựa chọn các thiết bị phù hợp để đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế và các kết quả tính toán đã được thực hiện.
- Hợp tác với các chuyên gia thiết kế khác trong khi thiết kế các hệ thống và làm rõ các hệ thống cho họ thông qua nhà tư vấn chính, bất kỳ chức năng hay khía cạnh thẩm mỹ nào của hệ thống có thể ảnh hưởng đến việc thiết kế hệ thống của họ.
- Thông báo cho các kỹ sư thiết kế khác các điểm giao tiếp của các hệ thống và xác địng ngay khi có thể, công suất điện và các yêu cầu điện khác của tất cả các tải cơ khí và những xung đột tiềm ẩn giữa các trục thông tầng đứng và ngang, đường ống đầu phun chữa cháy tự động …
- Trình các báo cáo tiến độ, bản vẽ và chỉ dẫn kỹ thuật.
- Bản vẽ hệ thống cấp thoát nước.
- Bản vẽ hệ thống sưởi, thông gió và điều hoà không khí.
- Bản vẽ hệ thống chữa cháy.
- Bản vẽ hệ thống đường ống và thiết bị công nghệ.
- Bản vẽ hệ thống đèn và hệ thống phân phối điện nguồn.
- Bản vẽ hệ thống thông tin và tín hiệu.
- Bản vẽ hệ thống sưởi điện.
- Bản vẽ hệ thống mương bên dưới sàn.
- Bản vẽ nguyên lý cơ sở và sơ đồ sẽ được cung cấp như được yêu cầu cho tất cả các hệ thống chính với các ghi chú mô tả các chức năng kiểm soát và các chi tiết tỷ lệ lớn để thể hiện mặt bằng và mặt đứng thiết bị, bao gồm danh sách các ký hiệu và các chi tiết điển hình cho tất cả các thiết bị, phụ kiện, hệ thống đường ống và ống gió khi cần thiết.
- Cung cấp các chi tiết điển hình mô tả rõ sự phức tạp của công việc, các vấn đề có thể có, vị trí quan trọng của các thiết bị và các hệ thống.
- Chuẩn bị các sơ đồ thể hiện các phần đấu nối vào các tiện ích công cộng như cấp nước, cấp khí đốt, thoát nước thải, nguồn điện và thông tin, bao gồm cả độ sâu và độ cao so với cao độ hoàn thành công trình.
- Bảng liệt kê công suất và chi tiết hiệu suất các thiết bị sẽ được cung cấp.
- Bố trí mặt bằng của tất cả các hệ thống đường ống và ống gió sẽ được cung cấp. Kích thước đường ống và ống gió hoàn chỉnh sẽ được thể hiện trên các bản vẽ này. Chỉ ra các vị trí mà các thay đổi độ cao xảy ra.
- Kích thước, loại, vị trí, công suất của tất cả các thiết bị điều hoà không khí, miệng gió cấp và miệng gió hồi, cũng như loại, vị trí các van…
- Tất cả mạch và công tắc mạch sẽ được thể hiện trên bản vẽ bố trí đèn.
- Bản vẽ phân phối điện sẽ được chi tiết hoá thành sơ đồ đơn tuyến thể hiện kích thước dây dẫn và tải kết nối được tính toán.
- Các hệ thống tín hiệu và thông tin sẽ được chi tiết hoà bằng sơ đồ tầng với vị trí của thiết bị, đường ra và khí cụ được thể hiện bằng các ký hiệu trên bản vẽ mặt bằng.
- Các chỉ dẫn kỹ thuật sẽ độc lập với bấy kỳ nhà sản xuất, hay nhãn hiệu cụ thể nào và chỉ sẽ nhấn mạnh các yếu tố hiệu suất để gia tăng tính cạnh tranh.
- Khi các sản phẩm hay các nhà sản xuất nằm ngoài danh sách được liệt kê trong chỉ dẫn kỹ thuật được cho phép, kỹ sư cần phải nêu chi tiết các yêu cầu liên quan đến đề xuất và sử dụng các giải pháp thay thế đó.
VI. Thành lập dự toán.
Lập dự toán chi tiết : Kiến trúc, Kết cấu, M&E cho toàn bộ các hạng mục công trình bao gồm khối lượng vật tư, thiết bị, nhân công, theo định mức xây dựng cơ bản của Bộ Xây Dựng ban hành. Đơn giá vật tư theo đơn giá của Sở Tài Chính ban hành hàng tháng và một số đơn giá tham khảo trên thị trường.
VII. Giai đoạn đấu thầu.
Green Design thấu hiểu chi phí thi công của công trình do chúng tôi thiết kế, và tin tưởng rằng chúng tôi sẽ cung cấp một sự hỗ trợ tuyệt vời cho Chủ đầu tư trong việc lựa chọn các giải pháp thi công giá trị nhất từ các nhà thầu thi công.
- Phân chia các gói thầu theo yêu cầu : phần ngầm, phần thân, hệ thống M&E, phần hoàn thiện …
- Giải đáp các câu hỏi trong giai đoạn đấu thầu.
- Đánh giá hồ sơ dự thầu.
- Khuyến cáo kết quả cho Chủ đầu tư.
- Đề nghị một nhóm các nhà thầu thi công được lựa chọn sẽ được mời dự thầu.
VIII. Giám sát tác giả.
Green Design thực hiện công việc giám sát tác giả trong suốt quá trình thi công xây dựng nhằm đảm bảo việc xây dựng và hoàn thành dự án thể hiện đúng nội dung thiết kế (theo nghị định 209/2004/ND-CP của nhà nước Việt Nam).
- Trả lời các câu hỏi từ nhà thầu thi công liên quan đến hồ sơ thiết kế, bỏ sót hay lỗi trong thiết kế.
- Kiểm tra và xác nhận các mẫu vật liệu do nhà thầu đệ trình cho việc thi công.
- Thực hiện việc đến thăm công trường định kỳ (như đã thoả thuận) trong suốt thời gian thi công để đảm bảo công trình nói chung đang được thực hiện tuân theo các bản vẽ và chỉ dẫn kỹ thuật, với sự chú ý đặc biệt đối với hệ thống an toàn cho con người. Thông báo ngay lập tức cho nhà thầu thi công các vấn đề khẩn cấp. Đệ trình bản báo cáo tiến độ / những khiếm khuyết cho chủ đầu tư / nhà thầu thi công và các cấp thẩm quyền liên quan đến toà nhà nếu cần thiết sau mỗi lần đi thăm.